Quay lại Quay lại

Đặc điểm chi tiết các góc nhìn trong game mà bạn thường gặp nhất

Thời gian
15/02/2023 • 02:07:13 AM

Mỗi tựa game sẽ có một góc nhìn riêng để phù hợp với lối chơi nhất. Các góc nhìn sẽ có ưu nhược điểm khác nhau và ứng dụng vào một số thể loại game nhất định. Bạn hãy đọc bài viết tổng hợp sau của banthe24h.vn để biết hết các góc nhìn trong game cùng một số thắc mắc liên quan nhé.

1. Tìm hiểu về góc nhìn thứ nhất trong game

1.1. Khái niệm góc nhìn thứ nhất

Góc nhìn thứ nhất chính là góc nhìn từ phía bạn hay nhân vật chính đang chơi trong game, mọi việc được nhìn nhận và kiểm soát dưới góc độ của người điều khiển game. Góc nhìn này bạn không thể thấy mặt mũi nhân vật mình đang thủ vai mà chỉ nhìn thấy những vật xung quanh như thể bạn hoà nhập làm một. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy vũ khí và tay cầm của mình như hình ảnh ngoài đời thực.

Góc nhìn thứ nhất trong game
Góc nhìn thứ nhất trong game

Tại sao lại gọi là góc nhìn thứ nhất? Đơn giản vì góc nhìn thứ nhất tương đương với chủ thể là “tôi” với đại từ ngôi thứ nhất. Các góc nhìn khác cũng có tên gọi với cách giải thích tương tự.

1.2. Đặc điểm góc nhìn thứ nhất

1.2.1. Về ưu điểm

Khi nhìn bằng góc nhìn thứ nhất bạn sẽ cảm thấy mình không cần bận tâm đến vẻ bề ngoài vì không thấy mặt. Hơn nữa, người chơi sẽ tập trung được toàn bộ trí tuệ để điều khiển nhân vật, không bị vướng bận những tác nhân bên ngoài. Góc nhìn tương đối chân thực và sát với bối cảnh nhất.

Đồng thời, với góc độ từ góc nhìn thứ nhất thì bạn có thể đồng cảm với nhân vật nhiều hơn, có sự kết nối hơn. Lý do là vì bạn với nhân vật như đang là một, nhân vật đi đâu, làm gì, bị thương hay gặp tình huống bất ngờ, nguy hiểm rình rập bạn đều cảm nhận được như vậy. Điều này đang làm tăng thêm kịch tính cho game, gây cảm giác hồi hộp, gay cấn nhưng lại vô cùng lôi cuốn.

1.2.2. Về nhược điểm

Do chỉ nhìn từ góc nhìn thứ nhất tức là một người là chính bạn nên tầm nhìn sẽ bị giới hạn trong khuôn khổ và đè nén góc dưới màn hình. Bạn có thể bị loá mắt, choáng ngợp với những khung cảnh phức tạp và không thể đối phó kịp thời những tình huống khó. Bên cạnh đó, việc giới hạn tầm nhìn cũng chính là giới hạn không gian di chuyển, bạn không thể nô đùa, chạy nhảy khắp nơi trên bản đồ rộng lớn.

Góc nhìn thứ nhất tương đối hẹp
Góc nhìn thứ nhất tương đối hẹp

1.3. Các game ứng dụng góc nhìn thứ nhất

Góc nhìn thứ nhất có tính chân thực và sát với bối cảnh nhất nên có thể áp dụng với các game chiến đấu cự ly gần hoặc những game kịch tính như FPS, game sinh tồn, game bắn súng. Hàng loạt game nổi tiếng góc nhìn thứ nhất như: Half Life, PUBG, Call of Duty, CS: GO, Skyrim, v.v…

Xem thêm: Game FPS là gì? Các đặc điểm cuốn hút trong game FPS

2. Tìm hiểu về góc nhìn thứ ba trong game

2.1. Khái niệm góc nhìn thứ ba

Góc nhìn thứ ba được hiểu là một góc nhìn bao quát từ xa, đặt bạn vào vị trí người điều khiển từ một khoảng cách xa và có thể điều chỉnh lại gần được. Đây là góc nhìn phổ biến nhất hiện nay trong các game. Từ góc nhìn này, người chơi có thể thấy rõ nhân vật của mình cùng toàn bộ bối cảnh xung quanh, kể cả mặt nhân vật. Bạn hãy tưởng tượng đó là một chiếc flycam bên trên bối cảnh game, đang quay lại toàn bộ những gì diễn ra trong game và bạn đang quan sát, điều khiển tất cả.

2.2. Đặc điểm góc nhìn thứ ba

2.2.1. Về ưu điểm

Trong khi góc nhìn thứ nhất tầm nhìn hạn hẹp thì góc nhìn thứ ba lại có tầm nhìn xa, bao quát toàn bộ khung cảnh xung quanh. Bạn có thể thấy được nhân vật hay hoạt cảnh xung quanh dưới nhiều góc độ camera. Việc này giúp bạn dễ dàng quan sát, di chuyển và cảm nhận được những nét đẹp sinh động từ bối cảnh xung quanh. Từ đó, bạn cảm thấy tâm hồn thoải mái hơn để chơi game tốt hơn.

Góc nhìn thứ ba trong game
Góc nhìn thứ ba trong game

Ngoài ra, bạn có thể linh hoạt điều khiển tay chân nhân vật theo ý mình muốn, xử lý được những tình huống bất ngờ nhanh hơn. Bạn sẽ không bị gò bó trong khuôn khổ mà được tự do chạy nhảy trong khuôn viên trên màn hình.

2.2.2. Về nhược điểm

Đối với các game có góc nhìn thứ ba bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn khi vận dụng các kỹ năng của nhân vật. Bạn cần điều khiển nhân vật di chuyển cũng như xuất chiêu đúng hướng, đúng mục tiêu nhất. Nhưng do tầm nhìn xa nên việc thực hiện sai kỹ năng thường xuyên xảy ra đối với ai chưa quen sử dụng nhân vật.

Không những vậy, đôi khi bối cảnh quá đẹp sẽ khiến chúng ta bị sao nhãng, chạy nhảy lung tung mà quên mất nhiệm vụ cần làm. Do đó, người chơi thường không tập trung hết vào việc chơi game, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2.3. Các game ứng dụng góc nhìn thứ ba

Tính chất của góc nhìn thứ ba là tầm nhìn rộng, camera linh hoạt đổi cảnh nên sẽ phù hợp với các game phiêu lưu, game thế giới mở, game nhập vai, chiến thuật hoặc một số game kinh dị để tái hiện được bối cảnh rùng rợn xung quanh nhân vật. Một số game góc nhìn thứ ba mà bạn có thể biết đến như: Super Mario 3D World, Kirby the Forgotten Land, series Silent Hill, Tom Clancy's The Division, v.v…

Góc nhìn thứ ba giúp chúng ta quan sát được toàn bộ khung cảnh
Góc nhìn thứ ba giúp chúng ta quan sát được toàn bộ khung cảnh

3. Các góc nhìn trong game khác hay gặp

3.1. Góc nhìn từ trên xuống

Góc nhìn từ trên xuống thực tế là một biến thể của góc nhìn thứ ba, chúng ta sẽ thấy toàn bộ bối cảnh như một mặt cắt từ trên xuống dưới. Bạn có thể thấy rõ từ bối cảnh đến nhân vật thậm chí cả những kẻ địch nếu có ở trong game. Với góc nhìn này, bạn sẽ thường gặp ở một số game nông trại, game thủ thuật, mê cung hay một số game bắn súng có sử dụng góc nhìn này để giúp bạn quan sát được kẻ địch rõ hơn.

3.2. Góc nhìn ngang

Góc nhìn ngang cũng là một biến thể của góc nhìn thứ ba nhưng bạn sẽ không thấy được toàn bộ bối cảnh mà chỉ nhìn thấy nhân vật và một khung cảnh nhỏ ở tầm nhìn gần. Với góc nhìn ngang bạn sẽ vừa thấy được cận cảnh nhân vật, vừa thấy được đối thủ và dễ dàng điều khiển kỹ năng hơn. Các game điển hình của góc nhìn ngang như Contra, The Legend of Kage các game đối kháng 2D như series Street Fighter cùng một vài game cuộn cảnh platformer cổ điển.

Góc nhìn ngang trong game
Góc nhìn ngang trong game

4. Trả lời một số câu hỏi về các góc nhìn trong game

4.1. Tại sao lại không có góc nhìn thứ hai?

Trong ngữ pháp chúng ta học thì có ba ngôi xưng bao gồm ngôi thứ nhất (tôi), ngôi thứ hai (bạn), ngôi thứ ba (họ, người ngoài). Thì khi chơi game cũng vậy nhưng chúng ta hay bắt gặp theo góc nhìn của người thứ nhất hoặc người thứ ba hơn. Ngôi thứ hai chỉ một người nào đó cùng chơi trong game như đối thủ, boss hoặc một nhân vật nào đó không do người chơi điều khiển.

Có thể hiểu rằng, người đứng ở góc nhìn thứ hai sẽ đang quan sát người chơi điều khiển nhân vật của mình. Tuy nhiên, góc nhìn này khá hạn hẹp, không hữu ích đối với người chơi nên không được coi là một góc nhìn chính thức trong thế giới game.

4.2. Liệu có góc nhìn thứ tư hay không?

Thực tế, nhiều người vẫn tin rằng có góc nhìn thứ tư. Góc nhìn thứ tư được dùng để thể hiện cách mà người chơi tương tác với nhân vật chứ không trực tiếp điều khiển nhân vật, tương tự với cách điều khiển bằng bùa chú hoặc phép thuật. Tuy nhiên, khái niệm góc nhìn thứ tư khá mơ hồ và không được công nhận nên góc nhìn này vẫn nằm trong phạm vi của góc nhìn thứ ba.

Góc nhìn thứ tư tương tự góc nhìn thứ ba
Góc nhìn thứ tư tương tự góc nhìn thứ ba

Tóm lại, các góc nhìn trong game chỉ bao gồm hai góc nhìn chính là góc nhìn thứ nhất và góc nhìn thứ ba. Một số game có thể kết hợp hai góc nhìn này và thay đổi tự do góc nhìn nhưng banthe24h.vn nhận thấy chỉ có hai góc nhìn được công nhận như trên. Bạn có thể dựa vào góc nhìn trong game mà lựa chọn tựa game yêu thích của mình nhé.

Bài viết gợi ý Khám phá đặc điểm của một số gameplay hiện nay

Gameplay là thể loại trò chơi điện tử vô cùng cuốn hút người chơi. Bạn có biết đặc điểm của gameplay như thế nào hay không? Hãy cùng banthe24h.vn tìm hiểu chi tiết nhé.

Gameplay là gì

hotline Liên hệ qua chat365